ĐẮC NHÂN TÂM


DOWNLOAD SÁCH TẠI ĐÂY
Đắc nhân tâm là tên cuốn sách nổi tiếng của Dale Carnegie hướng dẫn cho mọi người cách cư xử trong cuộc sống, làm thế nào để có nhiều bạn bè và để thành công. Tên gốc trong tiếng Anh của cuốn sách là How to Win Friends and Influence People, dịch ra tiếng Việt là "Đắc nhân tâm" hay "Đắc nhân tâm, bí quyết thành công".

Cuốn sách được xuất bản năm 1936, các lần tái bản tiếp theo với hơn 16 triệu bản. Đắc nhân tâm là cuốn sách bán chạy nhất trong 10 năm liên tục.

Bản dịch tiếng Việt nổi tiếng nhất là bản dịch của cố dịch giả Nguyễn Hiến Lê, phát hành lần đầu năm 1951 tại Sài Gòn.

Cuốn sách xuất hiện có thể đã làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người.

***Xin trích đọan giới thiệu của tác giả:

"Chúng ta thường nghe nhiều người phàn nàn chung quanh chúng ta: Sự học ở trường nhiều khi vô ích. Học ở trường có cả trăm điều, ra đời không dùng đến một. Hồi nhỏ nhồi vào sọ cả chục cuấn Số học, Đại số học, Hình học,... để lớn lên dùng chỉ vỏn vẹn 4 phép cộng trừ nhân chia. Những môn như Hóa Học, Vật lý học, Tự nhiên học, địa chất học... hễ ra khỏi trường là quên rồi vì có dùng đến đâu mà nhớ.

Cả bộ Việt sử ký chỉ cần nhớ tên năm hay sáu vị anh hùng cứu quốc vài trận đại phá quân Nguyên, quân Minh, quân Thanh là đủ trong câu truyện tỏ ra vẻ học thức. Còn địa lý hồi trước người ta không cần biết làm chi.

Trái lại những điều thường dùng trong đời thì ở trường không dạy. Dù là cao sang hay nghèo hèn, ai cũng có công việc để làm; vậy mà trong trường, kể cả những trường Đại Học nữa, người ta không hề chỉ cho ta cách thức tổ chức công việc ra sao cho đỡ tốn thì giờ, công và của. Ai là người mỗi ngày không tiếp xúc với người trên kẻ dưới hay bạn bè? Vậy mà khoa xử thế không có trong chương trình một trường nào hết. Tự ta phải dò dẫm học lấy cách cư xử với người ta sao cho họ mến và trọng ta, vui lòng làm theo ý muốn của ta. Và sau biết bao thất bại, ta mới lần lần có kinh nghiệm và biết khôn, nhưng biết khôn thì đầu đã bạc rồi! Bạn có thấy trường nào dạy bạn nói năng giữa công chúng hay không? Mà có ngày nào là bạn không dùng đến "ba tấc lưỡi" của bạn trước mặt mọi người không? Ai không có con? Mà hỏi mấy ai được học khoa tâm lý nhi đồng? Ai không có gia đình? Nhưng xin bạn kiếm giùm tôi một lớp dạy cách gây dựng hạnh phúc trong gia đình'

Chúng tôi mới kể sơ vài vấn đề quan trọng đó, còn biết bao vấn đề nữa, mà muốn giải quyết, ta cũng chỉ đành trông cậy ở ta thôi, và suốt đời học sinh ta chưa từng nghe thấy ông thầy nào nhắc tới cả.

Tóm lại, sau mười mấy năm học ở trường ra, dù là có bằng cấp cao đi chăng nữa, ta cũng vẫn phải làm lấy cuộc đời của ta, nhờ kinh nghiệm riêng của ta; nhà trường cơ hồ không giúp được ta chút chi hết trong rất nhiều phương diện.

Vì vậy ta thường thấy có những người có bằng cấp rất thấp mà cư xử khéo hơn, thành công hơn những người có bằng cấp cao. Ford, ông vua xe hơi và Andrew Carnegie, ông vua thép, đều là những người xuất thân nghèo hèn, không có bằng cấp chi hết. Ngay chung quanh chúng ta, biết bao người, mỗi việc nhỏ nhặt gì cũng thường hỏi ý kiến người dưới. Lại biết bao ông mà từ việc công cho đến việc tư, nhất nhất đều nhờ "bà" giải quyết cho. Mà "bà" thường chỉ biết đọc và viết, chẳng bao giờ mở một cuấn Đại số học, Vật lý học hay Triết học nào cả.

Các cụ thời xưa vẫn thường chê "Đỗ trạng mà vẫn dốt". Thời xưa vậy, thời nay có lẽ cũng chẳng khác chi mấy."

Trích Lời nói đầu.


Mục lục căn cứ theo bản dịch tiếng Việt của dịch giả Nguyễn Hiến Lê.

    Phần 1: Những thuật căn bản để dẫn đạo người.
        Chương 1: Muốn lấy mật đừng phá tổ ong.
        Chương 2: Một bí quyết quan trọng trong phép xử thế.
        Chương 3: Hãy khêu gợi ở người cái ý tự muốn làm công việc mà chính ta đề nghị với họ.
        Chương 4: Tám lời khuyên giúp các bạn đọc sách này được nhiều lợi ích nhất.
    Phần 2: Sáu cách gây thiện cảm.
        Chương 1: Để cho tới đâu cũng được tiếp đón niềm nở.
        Chương 2: Một cách dễ dàng để gây mỹ cảm lúc sơ kiến.
        Chương 3: Không theo quy tắc sau này tức là tự rước lấy thất bại.
        Chương 4: Bạn muốn thành một người nói chuyện có duyên không? Dễ lắm.
        Chương 5: Làm sao để gây thiện cảm?
        Chuơng 6: Làm sao cho người ta ưa mình liền.
    Phần 3: Dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình.
        Chương 1: Trong một cuộc tranh biện không có người thắng kẻ bại.
        Chương 2: Một cách chắc chắn để gây thù oán. Tránh nó cách nào?
        Chương 3: Quá tắc quy cung.
        Chương 4: Do trái tim sẽ thắng được lý trí.
        Chương 5: Bí quyết của Socrate.
        Chương 6: Xả hơi.
        Chương 7: Thiện bất chuyên mỹ.
        Chương 8: Quy tắc này sẽ giúp Bạn làm được những chuyện dị thường.
        Chương 9: Loài người muốn gì?
        Chương 10: Gợi những tình cảm cao thượng.
        Chương 11: Kích thích thị giác và óc tưởng tượng của Người.
        Chương 12: Khi mọi cách đều vô hiệu Bạn thử cách này xem sao.
    Phần 4: Sửa tính người mà không làm cho họ phật ý.
        Chương 1: Nếu Bạn bắt buộc phải chỉ trích, thì xin Bạn bắt đầu như sau này...
        Chương 2: Chỉ trích cách nào mà khỏi gây thù oán?
        Chương 3: Hãy tự cáo lỗi trước đã.
        Chương 4: Đừng ra lệnh.
        Chương 5: Giữ thể diện cho Người.
        Chương 6: Khích lệ người ta cách nào?
        Chương 7: Vị tri kỷ giả, dụng.
        Chương 8: Hãy khuyến khích Người.
        Chương 9: Làm sao cho người ta vui sướng mà làm công việc Bạn nhờ cậy.
    Phần 5: Phép nhiệm màu.
    Phần 6: Bảy lời khuyên để tăng hạnh phúc trong Gia đình.
        Chương 1: Chôn sống hạnh phúc gia đình cách nào lẹ nhất?
        Chương 2: Tùy Ngộ Nhi An.
        Chương 3: Thương nhau chín bỏ làm mười.
        Chương 4: Làm cho Người ở xung quanh mình được xung sướng là điều dễ dàng.
        Chương 5: Cái gì làm cảm động một người Đàn bà.
        Chương 6: Phu phụ tương kính như tân.
        Chương 7: Những kẻ thất học trong hôn nhân.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét