10 tính năng cần thiết cho một website thương mại điện tử

Nếu bạn muốn kinh doanh hiệu quả trên Internet thì việc đầu tiên bạn nghĩ tới là phải xây dựng một website tốt và có nhiều tính năng hỗ trợ. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều này. Dưới đây là 10 tính năng mà doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng vào việc xây dựng website cho doanh nghiệp mình.

Điều đầu tiên bạn phải làm đó là có được một URL tốt, dễ nhớ. Phải chắc chắn rằng chúng phù hợp với doanh nghiệp bạn, không nên có từ ngữ phức tạp và có sẵn trên các nền tảng xã hội. Panabee có thể giúp bạn sáng tạo những domain name hoàn hảo cho doanh nghiệp bạn và Name Vine là một kho báu tuyệt vời để xem những tên đã có sẵn trên đó.
Một khi đã thiết lập domain cho website của mình, bạn hãy xây dựng site và đưa ra những quyết định quan trọng. Dưới đây là 10 điều mà website của bạn cần phải có để đảm bảo cho các khách hàng có những cái nhìn tích cực về site và nâng cao dấu ấn kĩ thuật số về doanh nghiệp cũng như tăng cường sự gắn kết với thương hiệu của bạn.
1. Một roadmap logic trên site
Chắc chắn là một website cần phải có tính thấm mỹ nhưng còn quan trọng hơn khi website đó phải hữu dụng. Trước khi bạn chọn một server hoặc một thẻ HTML, bạn nên chỉ ra được website của mình làm việc ra sao. Đây là một điều quan trọng đối với trải nghiệm của người dùng và cho việc SEO từ khi Google xem xét tới yếu tố cấu trúc và nội dung một site để xếp hạng website đó khi tìm kiếm. Vậy nên, sắp xếp và tạo mẫu thiết kế cho site – thứ mà những nhà thiết kế gọi là “wireframing” – và chạy thử cho một vài bạn bè của bạn để chắc chắn là site dễ hiểu và trực quan. “Nếu mọi người thấy tính logic của site thì họ sẽ ghé thăm website và Google sẽ tự động xếp hạng nó.”, theo Pete Mills, cố vấn thiết kế web Calls
Một roadmap logic trên site
2. Thông tin kinh doanh quan trọng
“Thất bại lớn nhất mà nhiều người phạm phải đó là họ đã cố gắng xây dựng website mà họ muốn mà không phải website họ cần”, nhà thiết kế web Josh Frankel cho biết. Ví dụ, làm một nhà hàng – Frankel nói: “Mọi người đều muốn có âm nhạc và những thứ to lớn “về” site” nhưng họ lại sao nhãng những điều cơ bản nhất như menu, thông tin liên lạc và các đường dẫn.
Website cần tối thiếu hoá những chữ viết bày tỏ tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp bạn, vì vậy bạn chỉ nên viết những điều để mọi người có thể đọc lướt qua những sự kiện quan trọng khi mà tất cả chúng ta chỉ có những chú ý rất ngắn. Một tip rất hữu dụng cho việc truyền đạt sứ mệnh của bạn đó là so sánh doanh nghiệp bạn với một thứ nào đó, giống như khi MeUndies.com được tiếp thị như là “Warby Parker for undies” để cho thấy bản thân công ty đó gắn với ngành sản xuất đồ may mặc. Đừng đánh giá thấp tính ngắn gọn – một hay hai câu có thể rất có sức mạnh, Frankel cho biết.
Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp bạn, những thứ đưa vào website cần chia thành các lĩnh vực “thông tin”. Chúng ta biết những nhà hàng cần một menu và một list các địa điểm (rất lý tưởng cho việc chỉ dẫn hoặc tạo một bản đồ site), tuy nhiên mỗi ngành lại có những điểm cần thiết riêng của nó. Nếu bạn là một nhà bán lẻ trực tuyến, bạn cần hình ảnh sản phẩm (và đó phải là những bức ảnh đẹp). Nếu bạn làm việc trong ngành dịch vụ và việc kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào dịch vụ khách hàng, vậy hãy đưa lên trên site những giấy chứng thực.
Ví dụ, một người tổ chức đám cưới phải có một trong những cô dâu gần đây viết về trải nghiệm của cô ấy về công việc kinh doanh đó. Một nhà thiết kế web nên có những ảnh chụp màn hình hoặc các link tới công việc trước đó. Một salon tóc nên có những chứng thực của khách hàng về kĩ năng cũng như sự mau mắn của các stylist. Vậy điều cần thiết trên site của bạn đó là đưa ra những thông tin mà người dùng có thể mong muốn biết hoặc tìm kiếm.
3. Thông tin liên hệ
Những chi tiết kinh doanh cốt yếu trở thành những thông tin liên hệ tới công ty không đủ làm cho chúng ta phải căng thẳng - đó là tạo sao lại có riêng mục này cho điều đó. Mills giải thích rằng “Bao nhiêu lần bạn ghé thăm một website và nghĩ rằng “thật khó để liên hệ với công ty này”?” Một số điện thoại, email, địa chỉ và form liên lạc dễ dàng nhìn thấy và truy cập được”, ông cho biết. Điều này tạo nên một sự khác biệt bởi không có điều gì hơn bực bội hơn là không thể liên lạc được với công ty hay dịch vụ mà bạn cần.
Thông tin liên hệ
Khi bạn đặt một địa chỉ email hay một số điện thoại trên site, đừng upload những thông tin này trong một bức ảnh. Số điện thoại hay một địa chỉ nên là có thể click vào được hoặc có thể copy ngay từ site để đặt số điện thoại hoặc gửi email thuận tiện và nhanh chóng nhất. Hầu hết các smartphone hiện nay đều có khả năng “click to call” trên website, vì vậy chúng ta phải có những xử lý giúp người dùng làm việc đó dễ dàng nhất có thể.
Bạn không muốn chiếc điện thoại của bạn reo lên? Vậy hãy sử dụng một địa chỉ email, nhưng phải chắc chắn là phải trả lời mail thường xuyên. Và hãy đặt địa chỉ email lên domain của bạn. Sử dụng gmail – hoặc tồi tệ hơn là một địa chỉ email AOL – sẽ không tỏ ra chuyên nghiệp. Nếu bạn muốn có giao diện Gmail, bạn có thể sử dụng Google Apps để thiết lập địa chỉ email khách hàng thông qua Gmail – miễn phí sử dụng lên tới 10 địa chỉ email.
4. Sự điều hướng rõ ràng
Sự điều hướng rõ ràng
Một bản đồ vô dụng nếu không có những chú thích và một website vô dụng nếu không có sự điều hướng rõ ràng. Site của bạn phải chắc chắn phải sử dụng những tên gọi logic và dễ hiểu cho những page khác nhau trên site – liên hệ, về chúng tôi, FAQ, … Tính khôn khéo và khó hiểu sẽ làm cho người sử dụng nhanh nản chí.
Khi phát triển chiến lược điều hướng cho website, bạn nên liên hệ tới các hoạt động. Điều bạn muốn mọi người làm trên site của bạn là gì? Đặt hàng? Email để đặt hàng? Trở thành một thành viên? Ghé thăm cửa hàng truyền thống của bạn? Gọi điện để nói chuyện với một nhân viên dịch vụ khách hàng? Hãy tạo một mục đích rõ ràng và rành mạch cho bạn.
“Đặt bạn vào vị trí những người đang ghé thăm site bạn”, Frankel cho biết. “Họ đang cố gắng đạt được điều gì?” Hãy suy nghĩ về mục đích của các khách hàng tiềm năng của bạn.” Rải lên site những action items để giúp khách hàng dễ dàng làm những điều họ muốn. Birchbox đã làm tốt công việc này, khuyến khích người dùng “khám phá thêm” và hướng họ tới nhận một món quà từ Birchbox và những người nhận quà đó có thể là những người ghé thăm site lần đầu.
5. Bảo mật
Nếu bạn đang bán một mặt hàng nào đó trên site, bạn nên cố gắng tạo sự bảo vệ cho site của bạn với một chứng nhận SSL. SSL sẽ mã hoá những thông tin liên lạc giữa bạn với khách hàng (ví dụ: số thẻ tín dụng, số Social Security). Điều này sẽ làm giảm bớt sự lo lắng của họ khi cung cấp những thông tin như vậy khi mà có quá nhiều vụ đánh cắp thông tin trên web. VeriSign, TrustE, Entrust và GeoTrust là những lựa chọn tốt để bạn khám phá.
6. Tích hợp social media
Tích hợp social media Tích hợp social media
Twitter. Facebook. Tumblr. YouTube. Pinterest. Google+. LinkedIn. Instagram. Foursquare. Có rất nhiều những nền tảng xã hội và bạn nên tăng cường sự hiện diện của bạn trên những nền tảng này trên webite của bạn bởi social media là một phần quan trọng trong marketing cho doanh nghiệp bạn. Mặc dù không phải là một doanh nghiệp truyền thống, hiểu biết về kĩ thuật số Team Coco đã làm được một việc tuyệt vời khi xúc tiến hình ảnh của công ty trên nhiều kênh xã hội trên website.
Tích hợp những nền tảng xã hội vào website của bạn sẽ giúp tăng SEO cho bạn, nâng cao dấu ấn của doanh nghiệp bạn trên các trang xã hội và xây dựng những người ủng hộ trên những nền tảng xã hội đó. Có hay không có giá trị gì khi duy trì một sự hiện diện trên nhiều nền tảng xã hội? Vâng – miễn là bạn thực sự duy trì nội dung, bạn sẽ giúp cho thương hiệu của bạn đứng đầu trong suy nghĩ cũng như gắn kết với những người dùng.
“Social media sẽ không rời bỏ chúng ta và sẽ rất giá trị khi đầu tư thời gian vào nó – điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt”, Mills cho biết.
7. Một phiên bản trên thiết bị di động
Smartphones và máy tính bảng đang thu hút một lượng truy cập web ngày càng tăng và con số đó sẽ phát triển hơn khi các thiết bị di động trở nên rẻ và chiếm ưu thế chủ đạo hơn. Andy Chu, giám đốc của của Bing for Mobile cho biết 70% nhiệm vụ hoàn thành xảy ra chỉ trong vòng một giờ trên các site trên điện thoại di động. Điều đó nghĩa là nhiều người đang hăng hái truy cập web – những gì họ mong muốn làm, mua mọi thứ hoặc đến bất kỳ nơi nào. Nếu ai đó nghiên cứu về một nhà hàng trên chiếc smartphone của anh ta thì anh ta có thể ăn ở nhà hàng đó trong vòng một giời, Chu cho biết. Như vậy, website của bạn cần làm việc tốt hơn nữa trên các thiết bị cầm tay đó.
Theo Frankel, “Cho tới hai năm trước đây, thiết kế cho một trang web nghĩa là thiết kế trên một chiếc máy tính, ngày nay, điều đó nghĩa là thiết kế cho bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet”. Điều này ám chỉ tới các laptop, máy tính bảng và smartphone, khi mỗ ithiết bị lại có những kích cỡ màn hình khác nhau. Do đó, bạn phải thực hiện nhưthế nào đây? Câu trả lời là Responsive design.
Responsive website design cho phép bạn sử dụng độ rộng linh hoạt giúp cho bố cục website của bạn thích hợp với màn hình của bất kỳ thiết bị nào mà nó đang được duyệt. Bạn có thể nhập một code HTML để thanh bên mất đi, tiết kiệm 20% độ rộng màn hình và giữ lại 80% cònlại cho phần thân của website.
Bố cục có thể điều chính và hình ảnh có thể thay đổi kích cỡ để có được những trải nghiệm web tốt hơn trên mườn vạn thiết bị. Đây là một vài site ví dụ có responsive design để bạn có thể áp dụng với website của mình.
Bạn có muốn tập trung phát triển một website trên thiết bị di động? Bạn có thể sử dụng Mobify và các công cụ khác để tạo một phiên bản trên các thiết bị di dộng của website của mình.
8. FAQ
Con người có rất nhiều câu hỏi. Khi mà bạn quan tâm tới khách hàng và mong nhận feedback của họ qua email, hãy thu thập các câu hỏi thường xuyên cho vào một list và đưa ra những câu trả lời rõ ràng. Các câu hỏi sẽ thường xoanh quanh về nguyên liệu và thành phần sử dụng (về lý do dị ứng), chuyển thông tin, lịch sử công ty, kích cỡ (đối với các thương hiệu quần áo) và huỷ bỏ hoặc đưa ra các chính sách.
9. Hosting tốt
Đừng bận tâm với vấn đề hosting. “Bạn cần có một nhà cung cấp chính" và chi một ít tiền mỗi tháng cho các dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật 24/7”, Mills chia sẻ.
Không có một hosting tốt có thể làm bạn mất nhiều chi phí. Một site load chậm là một sự phiền phức và việc không thể load trang cũng là điều đáng ghét và cả hai điều trên đều có thể cướp đi khách hàng của bạn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều gây bực mình cho người dùng và làm tăng bounce rate, một hosting nghèo nàn có thể ảnh hưởng tới thứ hạng site bạn trên các công cụ tìm kiếm từ khi nhiều công cụ này đưa ra các thuật toán phát hiện tốc độ load trang, Malakai Whitston, thiết kế blog của WebDesignFan cho biết.
10. Một số tính năng không nên có trên website
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của sự đơn giản. Sau đây là những thứ cần dỡ bỏ trên site của bạn:
Nhạc
Flash
Bất kể những thứ gì tự động hoạt động dù đó là nhạc hay video. “Đó không phải là những gì bạn muốn đem đến cho mọi người.”, theo Frankel.
Các thông tin và truyền thông ngoại lai – những thứ đó chỉ có tác dụng làm chậm lại thời gian load trang.
Theo Mashable

0 nhận xét:

Đăng nhận xét